9 sai lầm thường gặp khi chọn mua laptop
Để sắm được một chiếc laptop như ý chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, ngay cả với những người thường xuyên theo dõi và am hiểu công nghệ. Thiếu kinh nghiệm sẽ khiến bạn phải chung sống những phiền phức không đáng có trong hàng năm trời.
Dưới đây là 9 sai lầm mà người mua laptop thường gặp phải cũng như giải pháp giúp bạn chọn lựa được một chiếc máy tính xách tay ưng ý.
1. Chỉ quan tâm tới cấu hình
Theo cách hiểu của nhiều người, dàn máy chuẩn nhất phải bao gồm phần cứng mạnh mẽ như chíp xử lý Core i7, bộ nhớ RAM 8GB, card đồ họa rời loại xịn… Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến cấu hình cực “khủng” thì bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng.
Laptop giống như một hệ sinh thái (eco-system), nơi những linh kiện có liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy, nếu bạn chỉ chú trọng tới cấu hình và dồn hết vốn liếng cho một số chi tiết thì các yếu tố khác như thiết bị ngoại vi, tản nhiệt… sẽ bị coi nhẹ. Đôi khi, việc lựa chọn cấu hình quá cao còn vượt ngoài nhu cầu sử dụng của người dùng, gây lãng phí rất lớn về kinh phí.
2. Không chú ý tới cấu hình
Quá chú trọng tới cấu hình mà bỏ quên những yếu tố khác rõ ràng không tốt chút nào. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng hề quan tâm tới cấu hình thì cũng hoàn toàn sai lầm. Quyết tâm chọn mua laptop cùng suy nghĩ trên, rất có thể bạn sẽ bị người bán lừa gạt và tậu về món hàng tồn cả năm.
Thông thường, hạn chế này hay gặp phải với các bạn nữ, vốn ít am hiểu máy tính. Chiếc laptop không nhất thiết phải tích hợp những công nghệ mới nhất nhưng chẳng ai lại muốn sở hữu một dàn máy “lỗi thời” vào thời điểm hiện tại!
3. Không chú ý đến trọng lượng
Chọn lựa được một chiếc laptop có kích cỡ phù hợp là rất quan trong bởi nó không chỉ quyết định đến kích cỡ màn hình mà còn ảnh hưởng đến kích cỡ bàn phím và touchpad. Nếu như muamột chiếc máy tính quá nhỏ, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, nhưng quá lớn bạn sẽ cảm thấy bất tiện để mang đi trong những chuyến công tác xa.
Hãy nghĩ về cách mà bạn đã sử dụng những chiếc máy tính trước đây. Bạn có thường sử dụng nó ở nhà, hay thường xuyên mang theo bên mình?Nếu ở trường hợp thứ nhất, bạn sẽ muốn một model 15.6-inch, nhưng những người ai hay phải di chuyển sẽ muốn chọn một mẫu máy dao động giữa 12 và 13 inch. Bạn cũng nên chú ý đến cân nặng và độ dày bởi vì máy trên 13-inch nặng sẽ có trọng lượng bằng với một chiếc máy tính xách tay 15.6 inch nhẹ.
4. Không quan tâm đến các cổng kết nối
Nếu bạn đã mua một chiếc laptop cách đây một vài năm, bạn có thể mong đợi mẫu máy mới của mình phải có tất cả các cổng kết nối cơ bản: cổng USB, khe cắm đọc thẻ nhớ, các giắc cắm tai nghe riêng biệt dành cho tai nghe, Ethernet, và 2 đầu ra video. Thế nhưng, thời đại đã thay đổi, và các cổng kết nối bắt đầu đi vào dĩ vãng.
Ngày nay, một laptop 15.6-inch thông thường sẽ có 3 cổng USB, 1 đầu ra video, một giắc cắm kết hợp giữa tai nghe và microphone, và Ethernet. Những laptop cỡ nhỏ bắt đầu bỏ cổng Ethernetvà giảm xuống còn hai cổng USB.
Nếu như bạn không bao giờ kết nối với những thiết bị ngoại vi, điều này không hề ảnh hưởng đến bạn. Nhưng nếu bạn có một số ổ cứng ngoài, và muốn sử dụng chuột thay vì touchpad, bạn sẽ cần phải quan tâm đến vấn đề này. Việc chia các cổng là hoàn toàn có thể, thế nhưng những bộ chuyển đổi thường cồng kềnh và bất tiện, vì vậy tốt nhất là bạn phải mua một máy tính với những cổng kết nối cần thiết.
5. Các laptop biến hình có thể không giúp bạn tiết kiệm chi phí
Sự xuất hiện của Windows 8 đã giúp các nhà sản xuất máy tính có cơ hội phát triển những laptop màn hình cảm ứng có khả năng chuyển đổi thành máy tính bảng bằng cách tháo rời màn hình hoặc là lật màn hình qua bàn phím. Những model tốt nhất thường là sự lựa chọn hấp dẫn, nhưng đừng mua một cái vì bạn nghĩ nó rẻ hơn khi sở hữu một laptop và máy tính bảng riêng biệt.
Có nhưng model không hề đắt và có thể phục vụ tốt các nhu cầu như ASUS Transformer Book T100. Những sản phẩm này không phải là chiếc máy tính lý tưởng và cũng không phải là những chiếc máy tính bảng tuyệt vời.
Những lựa chọn đắt tiền hơn như Acer Aspire R7 và Dell XPS 12, có thể mang đến trải nghiệm laptop hoàn hảo, nhưng chúng thường rất lớn và nặng khi là một tablet. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất của bạn hiện nay vẫn là nên mua laptop và tablet riêng biệt.
6. Luôn mặc định phải mua Windows 8
Hệ điều hành dành cho màn hình cảm ứng của Microsoft gây nhiều tranh cãi vì nhiều lý do, và điểm khác biệt chính là giao diện. Mặc dù giao diện này làm việc trên các thiết bị biến hình, nhưng nó sẽ trở thành vô ích nếu bạn không có màn hình cảm ứng, nhũng ô Tile lớn và hấp dẫn không làm việc tốt hơn các biểu tượng. Và mặc dù giờ đây người dùng đã có thể khởi động trực tiếp đến màn hình ( Windows 8.1), nhưng vẫn có những cài đặt và tính năng chỉ có thể được truy cập thông qua Metro UI.
Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng họ phải mua Windows 8, nhưng điều đó không thực sự cần thiết. Các nhà sản xuất đã cho phép bạn tùy biến máy tính của mình bao gồm Dell và HP, vẫn bán những model đi kèm phiên bản hệ điều hành Windows 7. Các nhà sản xuất nhỏ hơn như Origin và Digital Storm cũng cung cấp tùy chọn này. Hãy lựa chọn Windows 7 nếu bạn không có dự định mua một chiếc máy tính màn hình cảm ứng hay không hứng thú với các ứng dụng cảm ứng.
7. Lựa chọn độ phân giải màn hình vượt quá 1080p với Windows
Độ phân giải vượt quá 1080p hiện có trên các laptop cao cấp và có lẽ sẽ trở nên phổ biến hơn so với những năm trước đây. Ở phân khúc giá thấp, độ phân giải thường thấy là 2560×1440 pixel, trong khi những lựa chọn đắt đỏ nhất đi kèm màn hình 4K (3820×2160 pixel).
Các mẫu laptop cao cấp này sẽ đem lại hình ảnh rất sắc nét, song màn hình sẽ gây ra sức ép không nhỏ lên phần cứng (CPU, RAM, đồ họa) và làm giảm thời lượng pin. Không chỉ có vậy, do các biểu tượng và giao diện Windows được thiết kế trên đơn vị pixel, độ phân giải quá lớn sẽ khiến font chữ, biểu tượng, menu… bị thu nhỏ và rất khó dùng. Windows có nhiều tùy chọn phóng to, song độ phân giải 4K vẫn sẽ khiến giao diện trở nên quá nhỏ bé.
Do đó, cho tới khi Windows cung cấp các tùy chọn phù hợp hơn cho độ phân giải 2K và 4K, bạn vẫn nên tránh sử dụng các độ phân giải siêu cao này.
8. Không chịu tham khảo kinh nghiệm
Không đơn giản như những vật dụng rẻ tiền, chọn mua laptop là một câu chuyện khá quan trọng. Trước hết, bạn cần tìm hiểu dòng máy xuất hiện khi nào, còn sản xuất nữa không. Tiếp đó, bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm, từng dùng thử model ấy xem ưu nhược điểm và chất lượng thế nào… Nếu cần thiết, bạn hãy lập topic trên các diễn đàn tin học để nhận được sự tư vấn, tránh mua hàng mà vẫn quá mù mờ về sản phẩm.
9. Quá chú trọng thương hiệu
Thay đổi suy nghĩ để chọn mua laptop phù hợp!
Mình vừa đọc bài viết của bạn Tanhunga12 về 8 sai lầm khi chọn mua laptop
Mình thấy bài viết của bạn rất hay nên muốn chia sẻ chút kinh nghiệm của mình với các bạn, vì mình cũng là người yêu công nghệ, cũng là cựu sinh viên công nghệ và có thể nói cũng có chút điều kiện đã được sử dụng nhiều đồ công nghệ. Hy vọng có thể giúp một số bạn có cách nhìn đúng đắn về nhu cầu của mình và về laptop mà mình đang định mua hoặc giúp bạn bè mua, nhất là các bạn học sinh, sinh viên mới nhập trường cần một chiếc máy tính để học tập với chi phí nhỏ nhất có thể.
Nhớ lại ngày mình còn là sinh viên, suốt mấy năm đại học mình dùng từ IBM thinkpad T20, T30 rồi đến T42, tất cả đều chỉ là máy cũ thôi. Nhưng với một sinh viên công nghệ ham vọc vạch như mình thì ban đầu nghĩ chả mấy mà hỏng: Có ngày format cài lại win đến 2-3 lần…hic. Nhưng kỳ lạ là những máy đó rất bền và mình chỉ đổi khi chán mà thôi. Từ đó mình thay đổi suy nghĩ về giá trị của chúng. Đúng là cấu hình kém xa các máy giải trí, nhưng nó có những công nghệ thực sự tốt cho công viêc: bảo mật tốt (vân tay), chống rung ổ cứng, màn hình không lóa, mỏng nhẹ, pin khỏe.
Một điều mình sẽ không thể nào quên là khoảng thời gian mình dùng T42. Máy mình khi đó có pin 9cell 72Wh, vì thế mình có thể dùng trong 5-7h liền. hằng ngày đi học mình chỉ cần đem máy, không cần đem sạc. lên lớp trong khi các bạn chỉ lo tranh nhau các ổ cắm điện thì mình có thể ôm máy đi bất cứ đâu. Một lợi thế nữa là kết nối trình chiếu cự kỳ dễ dàng. Chính vì những điều đó mà những buổi Seminar hay họp nhóm các bạn của mình cũng luôn sẵn sàng từ bỏ những máy cấu hình cao của họ để chọn máy của mình cho cả buổi trình chiếu.
Sau khi ra trường do nhu cầu di động nên mình chuyển sang dùng các máy mổng nhẹ khác như Sony Vaio SZ 42C, IBM Thinkpad X60s… mỗi loại lại có những ưu điểm riêng nhưng xét về giải trí Sony vaio tốt hơn nhiều, còn xét về công việc thì rõ ràng Thinkpad là tiện nhất.
Hiện tại mình đang dùng Lenovo Thinkpad X301 cấu hình có thể nói là thấp: Chip SU9400 1.4G, ram 4G, SSD128G, Card hình onboard màn hình 13.3” 1440×900, 3G, cân nặng hơn 1.3kg. Mình không thấy có gì phải phàn nàn cả. Win 7 ultimate 64 bit bản quyền nhưng chạy cực kỳ nhẹ, bật ứng dụng gần như không có độ trễ gì cả. Mình không hiểu và có lẽ chỉ có ở Việt Nam khi Thinkpad X301 2nd còn bảo hành toàn cầu mà được rao bán với giá chỉ khoảng 10 triệu đồng (máy mới lúc ra là 2800-3000$), rẻ hơn nhiều những máy phổ thông.
Có lẽ chỉ vì cái CPU mà người Việt Nam mình dùng để đánh giá, so sánh (Đây là sai lầm lớn nhất). Mình đã dùng qua tất cả các hãng máy tính (đa số là dòng doanh nhân với CPU khá thấp: Vaio SZ, Dell latitude, HP elitebook, IBM thinkpad, Fujitsu lifebook) nhưng mình thấy nó chạy thậm chí còn tốt hơn nhiều những máy đời mới bây giờ, mỗi hãng lại có những tính năng hay riêng, thêm vào đó là hệ điều hành bản quyền chạy ổn định.
Đây là đôi điều chia sẻ cùng các bạn về kinh nghiệm của mình, hy vọng các bạn trở thành những người tiêu dùng thông thái, đừng nhìn vào thông số CPU trên banner quảng cáo mà hãy nhìn vào phần trăm CPU khi bạn sử dụng các chương trình của mình, mình dùng CPU 1.4G mà lúc nào cũng chỉ 1-2% đến 20% thì cần đến CPU 4G làm gì đúng không? Các bạn cũng đừng nghĩ mua cấu hình cao để phòng sau này có thể nâng cấp hệ điều hành cao hơn, chạy phần mềm nặng hơn…. Vì đồ công nghệ cũng chỉ nên dùng vài năm, hơn nữa mục tiêu của các nhà làm phần mềm là phần mềm ngày càng nhẹ và tận dụng phần cứng tốt.
P/s:Mình thấy ở Việt Nam các loại máy xách tay, 2nd là cực kỳ rẻ, đây là lựa chọn không tồi cho các bạn có tài chính eo hẹp vẫn có cơ hội sử dụng hàng cao cấp. Mình đi Singapore thấy bên đó họ bán đắt hơn mình nhiều.