Smartphone Samsung Galaxy chứa “hàng tấn” lỗ hổng Android
Người dùng Android ghen tị với loạt emoji mới trên iOS 9.1
So sánh giao diện iOS 9 và Android 6.0 Marshmallow
Mỗi smartphone Android được bán ra luôn đi kèm hàng loạt ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng của Google – nhà phát hành Android. Điều này cũng dễ hiểu, bởi các nhà sản xuất smartphone thỏa thuận sử dụng Android đồng nghĩa phải giữ lại hàng loạt ứng dụng sẵn có của Google, như Gmail, Maps, YouTube, Play Games, Play Books,… Trong khi người dùng cuối cũng không được quyền xóa các ứng dụng hệ thống này.
Android chứa rất nhiều ứng dụng, dịch vụ không cần thiết.
Thực tế, không phải ai cũng sử dụng tất cả các dịch vụ của Google. Người dùng thường chỉ chú trọng vào Gmail, YouTube, Maps, hoặc hơn nữa là Hangouts, Translate. Riêng Play Books, Play Games, Play Music, Play Newsstand,… có vẻ khá xa lạ với số đông người dùng Việt Nam.
Nếu muốn xóa bỏ các ứng dụng hệ thống của Google khỏi danh sách hoạt động ngầm, bạn có thể vào Settings (Cài đặt) > Manage apps (Quản lý ứng dụng) > nhấn vào ứng dụng cần ngắt hoạt động > chọn Clear data (Xóa sạch dữ liệu) > Force stop (ép buộc dừng hoạt động) > Disable (vô hiệu hóa ứng dụng, dịch vụ).
Giao diện vô hiệu hóa các ứng dụng hệ thống của Google trên Android.
Lưu ý, với một số ứng dụng, có thể sẽ xuất hiện thêm tùy chọn Unstall updates để xóa bỏ các bản cập nhật của ứng dụng. Ngoài ra, người dùng cần chú ý để không vô hiệu hóa nhầm ứng dụng quan trọng để Android hoạt động được.
Tương tự, bạn có thể thực hiện thao tác trên cho tất cả các ứng dụng mà mình thấy không cần thiết, không bao giờ dùng tới. Ngoài các ứng dụng hệ thống của Google, thao tác trên cũng giúp vô hiệu hóa một ứng dụng bất kỳ trên smartphone.