Cấu hình WDS với OpenWRT trên Router TP-Link 1043ND

Cấu hình WDS với OpenWRT trên Router TP-Link 1043ND

Đánh giá post

Bài viết này mình xin chia sẻ chi tiết cách cấu hình WDS (wireless distribution system), nôm na đây là cấu hình hệ thống phân phối mạng không dây, giống như việc bạn cắm dây LAN từ Modem sang Router để kết nối Wifi vậy, chỉ có khác là ở đây chúng ta không dùng dây nối, mà kết nối không dây giữa các Router với nhau, qua đó có thể sử dụng mạng Internet. Và các truy cập đến Router này cũng sẽ được san sẻ cho Router kia. Mục đích là để mở rộng vùng phát sóng không dây, kết nối thêm nhiều Client,…

Trong mô hình này, chúng ta sử dụng 2 Router TP-Link 1043NDv3. Một cái là Router chính quay số PPPoE và chạy Bridge với Modem của nhà mạng. Cái còn lại thì sẽ kết nối vào Router chính, và phát sóng cho Client ở một địa điểm khác cách xa Router chính.

Trên Router chính, sau khi cài đặt Firmware OpenWRT (bạn có thể đặt lại cài đặt để các thiết lập “sạch” nhất có thể, đỡ xung đột với cấu hình trước đó).

Chúng ta truy cập Network –> Wireless

Bạn cấu hình điểm truy cập Wifi như hình bên dưới:

Bạn cấu hình tương tự như hình trên là được. Chú ý Mode chọn Access Point (WDS) để tối ưu nhất.
Bạn có thể cấu hình Transmit Power lên cao nhất có thể để công suất phát Wifi là mạnh nhất. Tuy nhiên lưu ý một điều, nếu khoảng cách giữa hai Router thực sự xa thì hãy dùng công suất cao. Bởi vì công suất càng cao thì nhiễu động cũng sẽ nhiều hơn do đó đôi lúc cũng ảnh hưởng đến chất lượng mạng. Ở trường hợp của mình, vì khoảng cách giữa hai Router tầm 70m cho nên mình để công suất cao nhất cho phép của Router 1043NDv3 là 25dBm (316mW).

Tiếp sau đó chúng ta qua Tab Wireless Security

Bạn cấu hình y như trong hình là được, cái này chúng ta thiết lập mã khóa để Router phụ sau này kết nối vào thông qua mã khóa trước đó. Đảm bảo an toàn thông tin vì chỉ có Router phụ kết nối được.

Bây giờ đến Router phụ (WDS Client), đầu tiên chúng ta thay đổi địa chỉ IP của Router phụ thành một IP nào đó chung Netmask với Router chính. Tức là bây giờ Router phụ coi như là một Client của Router chính sau này, để mỗi khi cần thiết lập gì ở Router phụ, sẽ không xảy ra xung đột mạng.

Trong trường hợp này, Router chính có IP là 192.168.1.1. Vậy nên mình cấu hình Router phụ sẽ nhận IP cố định là 192.168.1.3.

Trên Router phụ, truy cập Network –> Interfaces sau đó bạn chọn Edit LAN. Cấu hình giống như trong hình là được. Sau đó đừng quên Save & Apply nhé.

Bây giờ bước tiếp theo đó là chúng ta sẽ kết nối Router phụ đến Router chính. Bạn vào Network –> Wireless –> Scan

Bấm Scan để quét tìm SSID của Router chính chúng ta đã cấu hình trước đó.

 Đợi một chút bạn sẽ thấy một loạt các tên Wifi hiện ra, lựa chọn đúng SSID của Router chính trước đó sau đó bấm chọn Join Network

Join Network giúp chúng ta kết nối hai Router lại với nhau, và chúng trở thành một mạng chung.

 Bạn điền mật khẩu như trước đó chúng ta đã thiết lập trên Router chính. Đồng thời ở đây một Interfaces mới sẽ được tạo đó chính là wwan (cái này mình sẽ nói chi tiết sau, trong khuôn khổ bài viết này bạn chỉ cần làm theo các bước là được). Sau đó nhấn Summit

Đừng quên nhấn Summit nhé.

 Sau khi Summit, bạn sẽ được đưa tới trang cấu hình mạng mới, ở đây chúng ta sẽ thiết lập Router phụ sẽ trở thành Client của Router chính, và hoạt động ở chế độ WDS Client. 

Các bạn chỉ cần làm theo như trong hình là được. Đừng quên Save & Apply sau khi hoàn thành các bước. Bởi khi đó Router mới nhận những thay đổi và cấu hình của chúng ta.

 Tiếp đến vào Network –>DHCP and DNS. Cấu hình DNS forwardings thành IP của Router chính. Ở đây là 192.168.1.1. 

Cấu hình xong nhớ Save lại nhé.

 Tiếp đến bạn vào Interfaces –> LAN tiếp tục cấu  hình IPv4 gateway thành IP của Router chính luôn: 

Cấu hình xong cũng nhớ Save lại.

 Một bước cực kỳ quan trọng đó là chuyển qua Tab Physical Settings, bạn chọn dấu tick tại ô Enable STP lên nhé. Đừng quên Save & Apply

Nếu không Enable STP. Cấu hình WDS đôi khi sẽ gặp lỗi và bạn sẽ không thể kết nối đến SSID của mạng mới của Router WDS Client. Nếu kết nối được thì thường xuyên văng ra. Lúc đó đừng hỏi tại sao nhé.

 Dạo qua Router chính một chút xem Router phụ đã được kết nối chưa. Nếu Router phụ kết nối thành công bạn sẽ thấy ở mục Associated Stations (cuối trang Overview). 

Bạn có thể thấy Client đã kết nối, và tín hiệu cũng khá tốt Signal / Noise là -46/-95 dBm.

 Bây giờ công việc tiếp theo của chúng ta đó là thêm một SSID mới (để chúng ta có thể kêt nối mạng thông qua Router phụ này). Bạn thêm một mạng Wireless bất kỳ trên Router phụ nhé, đặt tên SSID là gì cũng được. Để Mode ở chế độ Access Point. Sau đó đừng quên Save & Apply nhé. 

Chú ý trong phần Interface Configuration như trong hình, mục Network chọn Lan nhé các bạn.

 Mình kiểm tra thử kết nối thông qua SpeedTest: 

Kết quả khá ấn tượng đấy chứ. Không hề giảm đi chút nào. Mặc dù theo nguyên tắc thì băng thông sẽ giảm đi đôi chút cho đến một nửa hoặc nhiều hơn. (Vì đang test nên mình để hai Router cách nhau tầm 10m thôi).

 Như vậy trên đây mình đã chia sẻ các bạn cấu hình WDS trên Router TP-Link 1043NDv3 dùng Firmware của OpenWRT. Tương tự trên các Router khác cũng làm như vậy thôi. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: vngeek.com

Gợi ý

? Dòng chip intel thế hệ 11 không nhận ổ cứng khi cài win ? khắc phục như thế nào?

Dòng chip intel thế hệ 11 không nhận ổ cứng khi cài win, khắc phục …

Trả lời Hủy

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version